Soạn bài: Ôn tập văn Nghị luận (lớp 7)
  • Thứ Sáu, 19 tháng 6, 2020
  • Soạn bài: Ôn tập văn Nghị luận (lớp 7)

    1. Đọc lại các bài văn nghị luận đã học (Bài 20, 21, 23, 24), tổng kết từng bài theo các nội dung sau:
    - Đề tài nghị luận là gì?
    - Luận điểm chính của bài văn là gì?
    - Tác giả đã sử dụng phương pháp luận nào?
    Gợi ý: Đọc lại các bài văn, dựa vào phần Kết quả cần đạt và phần Ghi nhớ của mỗi bài để điền vào bảng. Có thể tham khảo mẫu bảng sau:

    2. Điền những thông tin cần thiết vào bảng sau:

    3. a) Cho các yếu tố sau đây:
    - Cốt truyện
    - Nhân vật
    - Người kể chuyện
    - Luận điểm
    - Luận cứ
    - Vần, nhịp
    Với hiểu biết về thể truyện, kí (loại hình tự sự) và thơ trữ tình, tuỳ bút (loại hình trữ tình), hãy lựa chọn các yếu tố trên và điền vào bảng sau:

    Gợi ý: Các yếu tố liệt kê ở trên là những yếu tố thể hiện đặc trưng của mỗi thể loại. Trên thực tế văn bản cụ thể, các yếu tố có sự kết hợp, hoà nhập vào nhau. Cho nên, một mặt, không nên máy móc khi xác định các yếu tố của văn bản cụ thể; mặt khác, cần nắm chắc những yếu tố đặc trưng của từng thể loại để nhận diện được đặc thù thẩm mĩ, đặc trưng về phương thức biểu đạt của mỗi văn bản thuộc những thể loại khác nhau.



    b) Như vậy, giữa văn nghị luận và các thể loại tự sự, trữ tình có sự khác nhau căn bản nào?
    Gợi ý:
    - Trong văn thuộc các thể loại tự sự, trữ tình có sử dụng luận điểm, luận cứ, lập luận không?
    - Trong văn nghị luận có sử dụng miêu tả, kể chuyện, biểu cảm không?
    Đặc điểm nổi bật của văn nghị luận là việc sử dụng các yếu tố luận điểm, luận cứ để lập luận. Tuy nhiên, trong văn nghị luận người ta có thể sử dụng miêu tả, kể chuyện, biểu cảm để làm tăng sức thuyết phục.

    c) Các câu tục ngữ trong Bài 18, 19 là nghị luận, tự sự hay trữ tình?
    Gợi ý: Căn cứ vào đặc trưng của từng loại văn để nhận diện đặc điểm của các câu tục ngữ về phương thức biểu đạt. Nếu cho rằng các câu tục ngữ này là một loại văn bản nghị luận thì phải chứng minh được rằng chúng mang những đặc điểm cơ bản của văn nghị luận.


    Bạn muốn xem thêm!