Soạn bài: Văn bản đề nghị (Ngữ văn 7)
  • Thứ Sáu, 19 tháng 6, 2020
  • Soạn bài: Văn bản đề nghị (Ngữ văn 7)


    I. ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ

    1. Các văn bản sau đây được viết để làm gì?
    Gợi ý: 
    - Văn bản 1: Đề nghị sơn lại bảng của lớp;
    - Đề nghị giải quyết tình trạng xây dựng trái phép làm tắc cống, gây ngập úng.
    2. Qua các văn bản trên, em thấy khi viết giấy đề nghị cần phải chú ý đến những yêu cầu gì về nội dung và hình thức?
    Gợi ý: Xem lại những Gợi ý trong bài Tìm hiểu chung về văn bản hành chính.
    3. Trong các tình huống sau đây, tình huống nào phải viết giấy đề nghị?
    (1) Có một bộ phim truyện rất hay, liên quan tới tác phẩm đang học, cả lớp cần đi xem.
    (2) Em đi học nhóm, do sơ ý nên bị kẻ gian lấy mất chiếc xe đạp.
    (3) Sắp thi học kì, cả lớp cần sinh hoạt trao đổi thêm về môn Toán.
    (4) Trong giờ học, em và bạn cãi nhau gây mất trật tự, thầy, cô giáo phải dừng lại giải quyết.
    Gợi ý: (2) - Đơn, (4) - Bản kiểm điểm.

    II. CÁCH LÀM VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ

    1. - Trong hai văn bản đề nghị trên, các mục được trình bày theo thứ tự như thế nào?
    Gợi ý: cả hai văn bản đều có những mục nào? Thứ tự của các mục ấy được sắp xếp ra sao? 
    - Điểm giống và khác nhau giữa hai văn bản đề nghị trên là gì?
    Gợi ý: Các văn bản sẽ giống nhau ở cách trình bày các mục; khác nhau ở nội dung.
    - Những phần nào là quan trọng trong cả hai văn bản đề nghị?
    Gợi ý: Các phần quan trọng trong một văn bản đề nghị là:
    + Người được đề nghị (đề nghị ai?).
    + Người đề nghị.
    + Nội dung đề nghị.
    + Mục đích đề nghị.

    2 Cách làm một văn bản đề nghị:
    - Các văn bản đề nghị tuỳ theo từng tình huống cụ thể mà nội dung đề nghị có thể khác nhau nhưng đều phải tuân thủ nguyên tắc về khuôn mẫu dàn mục:
    + (1) Quốc hiệu và tiêu ngữ 
    + (2) Địa điểm, ngày tháng làm giấy đề nghị
    + (3) Tên văn bản: Giấy đề nghị (hoặc kiến nghị)
    + (4) Nơi nhận đề nghị
    + (5) Người (tổ chức) đề nghị
    + (6) Nêu sự việc, lí do và ý kiến cần đề nghị
    + (7) Chữ kí và họ tên người đề nghị
    - Một số yêu cầu về trình bày:
    + Tên văn bản cần viết chữ in hoa.
    + Các mục của văn bản phải được trình bày rõ ràng, cân đối.

    III. LUYỆN TẬP

    1. Từ hai tình huống sau đây, hãy nhận xét sự giống và khác nhau về lí do viết đơn với lí do viết đề nghị.
    a) Hôm nay bị ốm, không đi học được, em phải viết đơn xin phép thầy, cô giáo nghỉ học.
    b) Có một vở chèo rất hay, liên quan đến tác phẩm đang học, cả lớp cần đi xem tập thể. Em thay mặt tập thể lớp để viết viết một văn bản đề nghị với thầy, cô giáo chủ nhiệm.
    Gợi ý: Đơn và Đề nghị đều xuất phát từ một nhu cầu, nguyện vọng nào đó cần được người (cấp) có thẩm quyền giải quyết. Nhưng Đơn thì thường là nguyện vọng của cá nhân còn Đề nghị thường là nguyện vọng của tổ chức, tập thể.
    2. Em đã từng viết văn bản đề nghị nào chưa? Hãy tự kiểm tra lại để rút ra những kinh nghiệm cần thiết về cách viết theo yêu cầu nội dung và hình thức của khuôn mẫu văn bản đề nghị.


    Bạn muốn xem thêm!